Theo ông Luật, việc công nhận tốt nghiệp lớp 9 cho em H. được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT cùng sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Đắk Lắk và các phòng, ban liên quan.
Trước đó, năm học 2019-2020, gia đình em Đinh Xuân H. nộp hồ sơ tuyển sinh cho em vào học lớp 6 tại Trường THCS Lạc Long Quân. Căn cứ theo hồ sơ, em đã trúng tuyển và được nhà trường sắp xếp vào lớp 6D.
Đầu năm học 2020-2021, em H. được nhà trường bố trí học lại lớp 6D (ở lại lớp). Lúc này, ông Đinh Xuân V. (bố của em Đinh Xuân H.) đã làm đơn xin nhà trường cho con được theo học lên lớp 7D với lý do mong muốn cho con hòa nhập cộng đồng. Trong đơn, phụ huynh trình bày em H. mắc chứng tự kỷ.
Thời điểm này, ông Phan Thanh Thủy, Hiệu trưởng nhà trường đã đồng ý cho em H. theo học lên lớp 7D để hòa nhập cộng đồng và không yêu cầu thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo dục đối với học sinh này theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Sau đó, em H. tiếp tục được học lên lớp 8 và lớp 9 mà không có hồ sơ đánh giá xếp loại giáo dục các năm lớp 7, 8 và 9 nên không được công nhận tốt nghiệp THCS.
Khi biết con trai học hết lớp 9 nhưng không có hồ sơ kết quả học tập, bà Nguyễn Thị H. (ngụ TP Buôn Ma Thuột) đã làm đơn gửi cơ quan chức năng đề nghị công nhận tốt nghiệp THCS cho con. Qua thời gian nghiên cứu, với sự hướng dẫn của cơ quan chức năng, Phòng GD-ĐT TP Buôn Ma Thuột đã công nhận tốt nghiệp THCS cho nam sinh này.
Sau khi em H. được công nhận tốt nghiệp THCS, gia đình đã nộp hồ sơ cho em vào một trường cao đẳng ở Đắk Lắk để em vừa học văn hóa vừa học nghề.
![]() | ![]() |
=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Thu Lê
Họ ngừng cố gắng
Người có trí thông minh thường lười biếng. Những người thông minh này lại không tập trung vào phát triển khả năng tự nhiên của mình. Thay vì đó, những người không có nhiều tài, họ lại dành thời gian cho việc thực hành, điều này khiến họ gặt hát được thành công dễ dàng hơn.
Họ đánh giá thấp các kỹ năng trong xã hội
Một vài người thông minh không hề nhận ra rằng, trí óc chỉ là một yếu tố nhỏ trong việc đạt được thành công, nhưng mối quan hệ giữa người với người trong kinh doanh còn quan trọng hơn thế. Họ không bao giờ cải thiện các kỹ năng xã hội, học cách tạo mối quan hệ, ngược lại họ thường không thích những ai vượt trội hơn họ.
Họ không nhận ra những thành kiến về nhận thức
Nhà tư vấn về nhận thức Danita Crouse cho biết, sau một thời gian nghiên cứu, chị nhận ra rằng, những người cực kì thông minh thường hay bảo thủ.
Giáo sư Keith Stanovich ở trường đại học Toronto cho biết, so với những người nghĩ ít thì những người thông minh này thường không sẵn sàng tiếp thu những ý kiến mới.
Đặt cái tôi lên cao
Rất nhiều người thông minh không kết hợp tốt giữa cái tôi và sự logic, đó là lý do họ thường đặt ý kiến họ cho là đúng lên trên tất cả mọi người. Sẽ rất nguy hiểm nếu họ cứ khăng khăng điều mình nói là đúng, và họ sẽ rất ngượng ngùng khi nhận ra mình sai.
Họ coi việc học và trí thông minh là như nhau
Nhà xã hội học Liz pullen cho biết, rất nhiều người cho rằng, trình độ học vấn phản ánh trí thông minh. Trong rất nhiều trường hợp, những người học giỏi đạt được thành công, tuy nhiên, có hàng ngàn câu chuyện liên quan đến những tý phú còn chưa đỗ đại học.
Họ hay đánh giá thấp
Việc tự tin là rất quan trọng trong việc thành công nhưng ranh giới giữa tự tin và tự cao, tự đại khá mỏng manh. Một chủ doanh nghiệp có tên là Tim Romero (Mỹ) cho biết: “Tôi không biết đã gặp bao nhiêu lần những người thông minh họ từ chối nhiều khoản lợi nhuận kếch xù trong việc thương lượng. Cứ như họ nghĩ rằng, trí thông minh của họ là một lợi ích thông thể thay thế được.”
Họ bị kẹt giữa lý thuyết và thực hành
Vấn đề sẽ được gợi ra khi những người thông minh ở ví trị lãnh đạo, khi họ chỉ tập trung trên lý thuyết mà quên mất rằng phải đối mặt với người thật.
Quá tự lập
Những người thông minh rất khó phát triển được một hệ thống hỗ trợ giúp họ thành công. Nếu không có những người hay phương tiện hỗ trợ, bất kì ai cũng có thể xuống dốc không phanh khi họ gặp sự cố.
(Theo Dân Việt)" alt=""/>11 lý do khiến người thông minh thất bại trong cuộc sống